Sunday, 2025-07-06, 9:09 AM
Đăng nhập của Các bạn dến với website | Nhóm "CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE"Chào mừng Các bạn dến với website | RSS
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
VIỆC DẠY –HỌC LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM
lqhuyThời gian: Sunday, 2011-02-13, 7:07 AM | Message # 1
Private
Nhóm: Quản trị
Messages: 8
Reputation: 0
Status: Offline
surprised Trong 6 môn thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh rất ngán ngại môn lịch sử vì kiến thức rộng mà bản thân lại lười học bài. Đây cũng là môn học mà các nhà giáo dục hết sức trăn trở vì cái nhìn của giới trẻ ngày nay còn quá hời hợt đối với lịch sử nước nhà.
Cách đây hơn 20 năm, vừa mới ra trường tôi cảm thấy hào hứng khi giảng những bài lịch sử. Lúc đó, học sinh rất hứng thú học môn lịch sử, kể cả những em có học lực yếu kém. Có lẽ vừa mới cải cách giáo dục, giáo viên áp dụng những phương pháp mới thu hút được học sinh. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bối rối trước cách đặt vấn đề của học trò mình. Rõ ràng đây là tín hiệu vui cho môn lịch sử vì các em có sự đầu tư suy nghĩ những vấn đề, hiện tượng lịch sử.
Thế rồi những năm gần đây, việc dạy và học lịch sử có vẻ chựng lại. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu, giáo dục đưa ra rất nhiều: học sinh tập trung học thêm các môn tự nhiên vì dễ chọn trường thi đại học, do chạy theo thi đua nhiều giáo viên quay về phương pháp cũ, ảnh hưởng của phim ảnh… Trong một hội nghị về lịch sử vào cuối tháng 4 –1997 tại thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Trần Văn Giàu đã lo lắng thực trạng môn lịch sử ngày càng bị xem nhẹ. Ông cho rằng, bây giờ người ta chỉ lo dạy và học những cái để làm thuê, không quan tâm đến việc học những cái để thành người làm chủ ( Báo Thanh Niên ngày 24-5-1997) . Khó có thể dửng dưng khi nghe những cô tú, cậu tú –rường cột nước nhà –hồn nhiên trả lời rằng: “Lý Thường Kiệt là vị vua… từ lâu đời rồi(!). Khởi nghĩa Nam Kỳ diển ra vào cuối năm 1960 tại… Bến Tre(!)… Và thật buồn cười nếu các học sinh không thể tiếp thu được bao nhiêu kiến thức lịch sử trong nhà trường thì chổ dựa của họ lại là các tác phẩm nghệ thuật phim ảnh, truyền hình. Chúng ta không phủ nhận vai trò giáo dục, nhận thức của các thể loại văn học nghệ thuật trong truyền tải lịch sử nhưng đó là lịch sử đã được nghệ thuật hoá, được hư cấu, làm sao đảm bảo tính chân thực?
Việc học lịch sử của học sinh bây giờ ví như một người ăn món nào đó, biết ngon nhưng cơ thể lại không hấp thụ được. Học trên lớp các em hiểu nhưng vài giờ sau hỏi lại chẳng nhớ gì cả. Rất nhiều ngưởi lý tưởng hoá về phương pháp, về khả năng nhận thức của học sinh, nhưng thử đến các trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, “bám trụ” ở đây vài tuần sẽ thấy: để các em hiểu thôi cũng cả một vấn đề. Phương tiện dạy –học thiếu, không đồng bộ, tin tức từ sách báo hiếm hoi. Ngoài những em chăm chỉ, số còn lại lười tìm hiểu, không biết tự học. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều loại tài liệu ôn tập chẳng khác nào biến các em thành những cỗ máy ghi nhớ và phát ra những cái gì cần thiết để thi. Nhưng trong tình hình hiện nay không có những tài liệu trên thì kết quả bài thi sẽ như thế nào? Quả là vấn đề nan giải. Có lẽ bây giờ không phải lúc chúng ta than vãn, đổ lỗi, nêu nguyên nhân… mà cần thiết phải định ra hướng đi rõ rệt. Theo tôi, trước mắt có thể giải quyết:
Cần tạo cho các em có thời gian đọc sách sử, chứ kiểu học thêm lu bù như hiện nay, học sinh có muốn cũng không có thời gian để đọc. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên chắt lọc những cái hay, thâm thuý trong từng bài học lịch sử để tạo hứng thú cho học sinh.
- Song song với việc tổ chức thi học sinh giỏi nên xem lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học. Bổ sung môn lịch sử vào một số khối thi mà sau này trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng người sinh viên cần kiến thức môn này.
- Giáo viên phải chịu khó trau dồi kiến thức lịch sử thông qua sách tham khảo chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu lịch sử, Xưa và Nay
- Ngành giáo dục nên có đầu tư đúng mức vào môn này. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật việc dạy chay, sử dụng bản đồ, mô hình không tạo ấn tượng cho học sinh bằng băng hình, thiết bị nghe nhìn hay đi thực địa, từng bước tiến tới hình thành phòng bộ môn lịch sử ở mỗi trường.
Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà cả về tình cảm, tư tưởng. Thế mà môn lịch sử có nguy cơ xa lạ với nhận thức và suy nghĩ của lớp trẻ. Điều đó thật đáng buồn nhưng cũng cảnh tỉnh chúng ta rằng: giới trẻ hiện nay rất năng động, tiếp thu nhanh và rất sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, nhưng nếu không hiểu biết, không tự hào về lịch sử đất nước, không coi trọng cội nguồn thì sao trở thành những chủ nhân khi nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI?
wink
Đính kèm: VIC_DY.doc (28.0 Kb)
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Copyright MyCorp © 2025